: 028.3620.3398  |   : info1.strawberry@gmail.com
Tin tức
3

NHỮNG HẠN CHẾ GIÚP CON TRẺ TRÁNH TAI NẠN XẢY RA TỪ THÚ NUÔI

LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ VIỆC TRẺ BỊ CHÓ CẮN?
 

Việc ngăn hoàn toàn trẻ tiếp xúc với vật nuôi trong nhiều năm đầu đời là rất khó khăn khi trẻ có thể tiếp xúc với vật nuôi chó, mèo tại nhà họ hàng, bạn bè, hàng xóm, hay đơn giản hơn là gặp ở công viên, nơi công cộng... Chính vì thế chúng ta thay vì cấm đoán xa lánh, nên cần có những hành động nhằm hạn chế các tiêu cực mà vật nuôi gây ra với trẻ. Dưới đây là một số cách giảm thiểu sự việc đáng tiếc này:
 

1. GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ SƠ SINH ĐẾN TẬP ĐI

  • Trẻ ở  giai đoạn sơ sinh đến tập đi, cha mẹ cần tránh cho con đến gần chó, mèo và các vật nuôi khác. Luôn nhớ rằng chó có thuần hóa, thân thiện đến mấy cũng không thể phân biệt được trẻ em và con mồi.

  • Không bao giờ đặt trẻ sơ sinh đến giai đoạn tập đi trên sàn nhà với một con chó, đặc biệt khi không có mặt người lớn giám sát.

  • Hãy chắc chắn rằng chó không thể đến gần trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trong khi chúng đang ngủ.

 2. TRẺ 5 TUỔI TRỞ LÊN

  • Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể bắt đầu cho các bé tiếp xúc và làm quen dần với những loại vật nuôi trong nhà nhưng phải đảm bảo trong tầm kiểm soát của người lớn.

  • Ngay cả khi bố mẹ không nuôi chó, hãy dạy trẻ em cách đối xử với chó nhẹ nhàng, tôn trọng.

  • Dạy trẻ cách vuốt ve chó mèo ở phần lưng, không nên đùa giỡn phần mặt, đầu và đặc biệt là đuôi.

  • Nhắc nhở trẻ không chơi trò giấu xương, giấu những đồ ăn yêu thích của chó, mèo.

  • Dạy trẻ không bao giờ được đưa khuôn mặt ngang tầm đối diện với con chó

  • Không đến gần những con chó lạ, ngay cả khi nó trông chúng đáng yêu, thân thiện.

  • Không chạy ập vào con chó, hoặc la hét xung quanh chó

  • Không chơi với chó nếu không có người lớn giám sát

  • Không lại gần con chó đang ăn (đặc biệt không lấy thức ăn trước mặt chó), đang ngủ, hoặc chó mẹ đang chăm sóc chó con.

Gần đây, các trường hợp thương tâm em bé bị chó cắn xuất hiện trên báo ngày càng nhiều khiến các bố mẹ thực sự lo lắng, đứng ngồi không yên. Số lượng trẻ bị chó cắn gây thương tích ngày một tăng lên tỉ lệ thuận với nhu cầu nuôi chó to trong khuôn viên gia đình chật hẹp ở các thành phố lớn. Nhiều trẻ bị chó của hàng xóm, gia đình, bạn bè cắn chứ không nhất thiết là chó trong gia đình. Nhiều khi thấy trẻ bị chó tấn công và cắn, chính người lớn cũng cảm thấy hốt hoảng và “đờ” người không biết xử lý ra sao. Dưới đây mà một số cách xử trí mời bố mẹ tham khảo nhé!
 

KHI TRẺ BẮT ĐẦU BỊ CHÓ TIẾP CẬN

  •  Khi bị chó lạ tiến lại gần, trẻ cần đứng yên bất động

  •  Khi chó bắt đầu sủa dữ dội, gầm ghè, trẻ không nên bỏ chạy hay ném đá về phía chúng. Thay vào đó, bé cần bình tĩnh nhìn thẳng và lùi lại dần dần, từ từ di chuyển ra xa.

  •  Nếu đã bị chó xô ngã, bé cần ôm mặt, nằm xuống và lăn tròn như khúc cây ra xa khỏi con chó

  • Trẻ cần báo ngay với người lớn nếu thấy chó nhà hoặc chó đi lạc có hành vi lạ, bất thường

  •  Khi người lớn thấy trẻ bắt đầu bị chó tấn công, cần phải tách con chó ra bằng gậy, dây, các loại bình xịt xịt vào mắt chó vì đây là điểm yếu của chúng.

  • Khi trẻ đã bị chó cắn, việc đầu tiên người lớn cần làm là đưa trẻ đến nơi khác để tránh việc con chó tiếp tục đuổi theo cắn. Sau đó cần kiểm tra vết cắn bằng mắt thường để xác định xem vết thương nặng hay nhẹ và xử trí.

  • Cũng cần phải tìm chủ chó để thu thập thông tin về con chó đã cắn.

CÁC BƯỚC SƠ CẤP CỨU RỒI ĐƯA ĐẾN BỆNH VIỆN KIỂM TRA:

  • Với những vết thương nhẹ hơn, người lớn có thể trực tiếp sơ cấp cứu rồi vẫn cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sau đó.

  • Nhanh chóng đưa bé đến vòi nước chảy mạnh rồi nhẹ nhàng rửa vết thương bằng xà phòng (lưu ý không được rửa, chà xát vết thương quá mạnh), hoặc có thể dùng nước muối đậm đặc, dung dịch sát khuẩn như cồn...để rửa vết thương.

  • Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế rồi đưa vào trung tâm y tế gần nhất. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

  • Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

  • Trong quá trình sơ cấp cứu, phải đảm bảo tay người lớn cũng cần sạch sẽ, vệ sinh.

 CẦN PHẢI NHẬP VIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

  •   Vết cắn sâu trên 2cm, rộng, hoặc rất nhiều vết cắn

  •   Vết cắn ở những bộ phận nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục

  •   Chảy máu không ngừng 15 phút

  •   Sốt trên 38 độ

  •   Em bé li bì hoặc khóc quấy không ngừng

  •   Tiết dịch có mùi hôi ở vết thương

  •   Vết thương ngày càng tấy đỏ

CÓ NÊN TIÊM PHÒNG DẠI KHI BỊ CHÓ CẮN?

  •  Nếu vết cắn không chảy máu, trẻ có thể không cần tiêm phòng dại.

  •  Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

  •  Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

  • Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau: Vết cắn rất nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương. Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo. Những trường hợp này mẹ nên tham khảo bác sĩ để có quyết định đúng đắn nhất!

  • Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, mẹ không cần phải đưa bé đi tiêm phòng dại nữa.

  •  Nếu đưa trẻ đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các bậc phụ huynh phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Trên đây là một số kiến thức chung về chó hay vật nuôi cắn. Hy vọng sau nội dung này, bố mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ con yêu của mình khỏi những tai nạn vật nuôi xảy ra không đáng có nhé!

 Nguồn: Sưu Tầm.