: 028.3620.3398  |   : info1.strawberry@gmail.com
Tin tức
3

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ

Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam, nhưng phần đa các trường hợp chảy máu cam nói chung và nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em nói riêng là do màng mạch ở vách ngăn mũi gặp tổn thương.

1. Nguyên nhân gây chảy máu cam

- Chấn thương: Mũi là nơi tập trung nhiều mao mạch, vì thế khi vui chơi hoặc đi lại, vô tình trẻ bị chấn thương hay va đập vào phần mũi khiến cho các mạnh máu bị vỡ.

 - Do dị vật: Một số trẻ nhỏ trong quá trình chơi đùa thường vô ý nhét các dị vật là các loại hạt như đậu, lạc, hạt cườm, bi… vào hốc mũi khiến cho lớp da non bên trong mũi bị tổn thương, xây xước hoặc rách rồi chảy máu.

 - Nguyên nhân sinh lý: Chứng chảy máu cam diễn ra thường xuyên hơn vào mùa hè. Nhiệt độ của thời tiết làm cho cơ thể trẻ trở nên nóng và sinh nhiệt cao hơn. Khi nhiệt lên cao độ sẽ làm cho mạch máu vỡ ra gây hiện tượng xuất huyết, gây chảy máu cam.. 

  Một số nguyên nhân khác liên quan đến tình trạng chảy máu cam của trẻ đó là sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu…

2. Cách xử trí

- Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước

- Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu để dịt vào nơi chảy máu.

- Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu. 

3. Chế độ ăn uống cho trẻ bị chảy máu cam

 - Thực phẩm không chỉ giúp trẻ bổ sung thêm lượng máu đã mất mà còn giúp cơ thể giảm thiểu được tình trạng nóng bức, khó chịu. Đặc biệt là các loại rau, củ, quả tươi, chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bông cải xanh.

 - Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nóng như ớt, tiêu, các loại nước ngọt có ga…

Chảy máu cam tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng dễ khiến trẻ hoang mang, sợ hãi, làm gián đoạn đến quá trình học tập và sinh hoạt. Trong nhiều trường hợp, bệnh kéo dài sẽ làm mất máu, nặng hơn là nguy cơ mắc chứng u xơ vòm mũi họng.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi gặp một trong những tình huống sau:

- Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.

- Trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần trong thời gian ngắn.

- Bị hoa mắt, choáng váng.

- Tim đập nhanh, khó thở.

- Trẻ nôn ra máu.

- Sốt cao liên tục từ 2 - 3 ngày hoặc phát ban.

Nguồn: Tổng hợp.